Một số kỹ thuật khi thi công tấm mica
Để có thể tự mình thi công, chế tác các sản phẩm biển quảng cáo, hộp đèn thì yêu cầu người thực hiện phải nắm rõ các quy trình cũng như cách thức thi công các tấm mica.
Với các đặc tính vật lý tối ưu cho việc thi công các vật dụng ngoài trời như: Cứng, có khả năng xuyên sáng, không bị ảnh hưởng từ môi trường, giới hạn nhiệt độ rộng, không bị biến đổi khi tiếp xúc với các chất hóa học như kiềm. Các tấm nhựa mica khá là dẻo nên rất dễ dàng để cắt, uốn cong hay khoan thủng.
>> Xem thêm về: Ứng dụng của mica trong quảng cáo
SBG xin giới thiệu đến quý khách một số các kỹ thuật cơ bản trong việc chế tác sản phẩm mica, để quý khách có thể tự mình thi công một tấm bảng quảng cáo theo sở thích:
Kỹ thuật cắt:
Đây là kỹ thuật đầu tiên mà người thi công phải nắm được, để có thể cắt các tấm mica yêu cầu người thi công phải sử dụng các máy cắt cầm tay, trước khi thực hiện kỹ thuật cắt thì bạn nên vẽ nên các đường cắt phía trên tấm mica để có thể cắt chuẩn xác hơn.
Ngoài ra để có thể đảm bảo an toàn thì nên trang bị các trang phục bảo hộ như mắt kính và khẩu trang để bảo vệ cơ thể.
Xem thêm: Giới thiệu tấm mica chống tĩnh điện

Có 2 loại kĩ thuật cắt áp dụng cho tấm mica là:
- Kỹ thuật cắt thẳng: Sử dụng các lưỡi cắt có răng để tăng độ chính xác cũng như tăng tính thẩm mỹ cho vết cắt.
- Kỹ thuật cắt cong, uốn lượn: Bạn có thể sử dụng máy cưa vòng hoặc máy cắt cầm tay cho kỹ thuật này. Lưu ý các vết cắt của bạn phải khớp với các đường vẽ, vết cắt phải dứt khoát để tăng độ chính xác cũng như tính thẩm mỹ.
Kỹ thuật uốn cong:
Để có thể uốn cong các tấm mica bạn cần phải có thiết bị cố định vết uốn, hay còn gọi là súng nhiệt. Uốn cong đến đâu thì bạn dùng súng nhiệt cố định đến đó.
Khoan lỗ:
Với kỹ thuật này thì bạn phải trang bị cho mình một cây súng bắn vít hoặc sử dụng các mũi khoan sắt. Lưu ý trong quá trình khoan, phải làm giảm nhiệt của tấm mica, nếu không tấm mica sẽ bị chảy.
Dán:
Việc có thể dán các tấm mica lại với nhau thì bạn phải sử dụng các loại keo dán chuyên dụng của nó như: keo acrylic màu đục hoặc tibon. Vì những sản phẩm này có độ kết dính cao, không làm biến đổi hình dạng của các tấm mica.
Đánh bóng và mài cạnh:
Kĩ thuật này thì bạn có thể sử dụng các máy đánh bóng hoặc sử dụng bằng tay. Mài cạnh thì có thể sử dụng lưỡi mài chuyên dụng. Lưu ý trong quá trình đánh bóng, bạn phải chú ý đánh đều để không làm tấm mica trở nên xấu đi. Ngoài ra thì cần chú ý, cẩn thận không để mica bị xước.

Với việc nắm rõ những kỹ thuật trên kết hợp với óc sáng tạo và hoa tay thì bạn có thể dễ dàng chế tác cho mình những sản phẩm biển quảng cáo, hộp đèn hay các vật dụng trang trí đẹp mắt làm tăng thêm giá trị cho không gian trưng bày.
>> Xem thêm: bảng giá tấm mica
SBG đang là một trong những đại lý cung cấp các sản phẩm về tấm mica, ngoài ra chúng tôi cũng có nhận thi công chế tác các tấm biển quảng cáo, hộp đèn cũng như công trình liên quan đến các sản phẩm nhựa mica. Quý khách có nhu cầu vui lòng hãy liên hệ với chúng tôi tại:
Địa điểm mua hàng
Đại lý Mica TPHCM
- Hotline: 0933 856 886 - 0903 623 267
- Địa chỉ: 809 Quốc Lộ 13, Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức.
- Email: tansbgroup@gmail.com
Đại lý Mica Hà Nội
- Hotline: 0965 211 399 - 0975 136 131
- Địa chỉ: 27A Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Email: tru.sbgroup@gmail.com
Xem thêm: